Hưởng Ứng Tuần Lễ Làm Mẹ An Toàn Năm 2024
30-10-2024 09:17 am
Thai nhi 8 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ
Sự phát triển của thai nhi 8 tuần tuổi
Thai nhi tuần 8 phát triển như thế nào?
Bé con 8 tuần tuổi của mẹ lúc này có kích thước cỡ một hạt đậu và dài hơn 2,7 cm. Bé đang liên tục di chuyển và thay đổi bên trong cơ thể mẹ.
Việc ngắm nhìn những ngón tay và ngón chân nhỏ xíu của em bé là một trong những niềm vui của chúng ta trong những ngày đầu tiên bé chào đời. Những ngón tay và ngón chân ấy giờ đây chỉ mới bắt đầu hình thành. Tuy vậy, bé lúc này đã có thể co khuỷu tay và cổ tay của mình. Đôi mắt bé đang trở nên rõ ràng hơn vì võng mạc đã bắt đầu phát triển sắc tố. Ngoài ra, ruột cũng đang phát triển dài ra và không có đủ chỗ chứa trong bụng, vì vậy ruột của bé sẽ nhô ra ngoài dây rốn cho đến tận tuần thứ 12.
Giai đoạn thai nhi 8 tuần tuổi, cơ quan sinh dục của bé đang bắt đầu hình thành nhưng vẫn chưa đủ phát triển để xác định xem con mẹ sẽ là một cậu bé hay cô bé.
Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 8
Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?
Mẹ có thể cảm thấy áo ngực của mẹ trở nên chật hơn. Chẳng bao lâu mẹ sẽ cần một loại áo ngực khác có một kích thước lớn hơn và hỗ trợ mẹ tốt hơn. Việc tăng nồng độ hormone làm ngực phát triển và thay đổi cấu trúc mô để chuẩn bị cho việc sản xuất sữa. Ngực của mẹ có thể tiếp tục phát triển trong suốt quá trình phát triển của thai nhi, vậy nên đừng ngạc nhiên nếu ngực của mẹ bỗng dưng có kích thước bằng một cái chén hay thậm chí gấp đôi như thế, đặc biệt nếu bé là đứa con đầu tiên của mẹ. Hãy an tâm rằng đây là một dấu hiệu hết sức bình thường khi mang thai ở tuần thứ 8. Tất cả những gì mẹ cần là sắm cho mình những chiếc áo ngực mới.
Mẹ có đang cảm thấy mệt mỏi? Sự gia tăng đáng kể của progesterone sẽ làm mẹ cảm thấy uể oải. Buồn nôn và ói mửa chắc chắn cũng sẽ khiến mẹ mất sức rất nhiều. Mẹ cũng có thể gặp rắc rối vì cần phải thức dậy để đi tiểu và chẳng thể ngon giấc vào thời điểm này, đặc biệt nếu tinh thần mẹ không thoải mái.
Những điều mẹ cần lưu ý là gì?
Ốm nghén có thể khiến cho nhiều bà mẹ tương lai cảm thấy mệt nhoài. Hãy tham khảo các mẹo sau để có thể đối phó tốt hơn trước khi cơn ốm nghén ập tới:
Chọn thực phẩm một cách cẩn thận:
Hãy lựa chọn các loại thực phẩm có nhiều tinh bột, ít chất béo và dễ tiêu hóa. Thức ăn vặt đôi khi cũng rất hữu ích, chẳng hạn như kẹo gừng. Mẹ nên tránh ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn cay và béo.
Hãy ăn vặt thường xuyên:
Trước khi ra khỏi giường vào buổi sáng, hãy ăn một vài chiếc bánh xốp hay một miếng bánh mì khô. Mẹ nên nhấm nháp suốt cả ngày thay vì ăn ba bữa ăn chính như thường lệ, vì chỉ ăn ba bữa ăn chính sẽ khiến dạ dày trống rỗng, có thể làm mẹ buồn nôn thêm.
Uống nhiều nước:
Hãy uống một ngụm nước hoặc rượu gừng. Mẹ cũng có thể ngậm kẹo cứng, khoai tây chiên, bắp rang để cảm thấy đỡ buồn nôn hơn.
Hãy chú ý tránh các món dễ khiến mẹ khó chịu và buồn nôn:
Hãy tránh các thức ăn hoặc các mùi khiến cho mẹ trở nên buồn nôn hơn. Giữ phòng được thông thoáng và không mùi thức ăn bởi nó có thể làm trầm trọng thêm cơn buồn nôn của mẹ.
Hít thở nhiều không khí trong lành:
Nếu thời tiết cho phép, hãy mở cửa sổ khi mẹ đang ở trong nhà hoặc tại nơi làm việc. Đi bộ hàng ngày ngoài trời cũng sẽ giúp cải thiện tình trạng buồn nôn của mẹ.
Hãy cẩn thận với vitamin uống khi sinh:
Nếu mẹ cảm thấy buồn nôn sau khi uống vitamin, hãy dùng vitamin vào buổi tối hay uống cùng lúc ăn nhẹ. Mẹ cũng có thể giảm buồn nôn bằng cách nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo cứng sau khi uống vitamin.
Thử nghiệm với bấm huyệt và châm cứu:
Mặc dù chưa được chứng minh là có hiệu quả, một số phụ nữ lại thấy các liệu pháp này có thể hữu ích trong việc làm giảm ốm nghén. Bấm huyệt sẽ kích thích một số điểm trên cơ thể bằng áp lực. Mẹ có thể mua vòng tay bấm huyệt có sẵn ở các hiệu thuốc mà không cần toa. Nó được thiết kế để kích thích một điểm trên cổ tay và được cho là sẽ làm giảm buồn nôn. Châm cứu sẽ châm kim mỏng vào da mẹ. Một số phụ nữ cảm thấy liệu pháp này rất hữu ích, nhưng mẹ sẽ phải sắp xếp một cuộc hẹn với một chuyên gia châm cứu đã được cấp phép.
Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 8 tuần
Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?
Hãy hỏi bác sĩ: “Tôi có nên tránh những hóa chất và phụ gia thực phẩm, chẳng hạn như chất làm ngọt nhân tạo và caffeine hay không?”.
Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?
Việc xuất hiện các đốm máu trên quần lót hoặc giấy vệ sinh sau khi đi tiểu, hay chảy máu tương đối phổ biến trong thai kỳ đầu và đến một phần tư phụ nữ mang thai ở tuần 8 gặp phải điều này. Hiện tượng này có thể xảy ra trong một thai kỳ bình thường, nhưng đôi khi nó có thể là dấu hiệu đầu tiên của sẩy thai hoặc thai ngoài tử cung. Nếu mẹ có bất kỳ đốm hoặc chảy máu, hãy gọi cho bác sĩ để được tư vấn và khám kỹ càng hơn.
Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 8
Mẹ cần biết những gì để đảm bảo an toàn trong thai kỳ?
Sử dụng điện thoại di động
Phụ nữ mang thai tuần thứ 8 thường lo lắng khi tiếp xúc với tất cả mọi thứ, nhưng mẹ cần biết rằng bé đang được bảo vệ rất tốt: Có rất nhiều mô bảo vệ bé khỏi thế giới bên ngoài. Vậy nên việc thường xuyên sử dụng điện thoại di động sẽ không gây tổn hại cho thai nhi của mẹ. Nếu mẹ đang lo lắng về các sóng có tần số thấp, hãy sử dụng tai nghe có dây (chú ý là tai nghe không dây có cùng một mức độ tần số với điện thoại) và giữ cho điện thoại tránh ra khỏi cơ thể của mẹ.
Các hoạt động thể thao
Mẹ cần biết rằng các hoạt động thể thao sau có thể không hề an toàn cho mẹ và bé:
Đi xe đạp:
Đi xe đạp không phải là một ý tưởng hay cho người mới tập đi xe nhưng những tay đua giàu kinh nghiệm có thể tiếp tục chạy xe đạp cho đến khi đến tháng thứ sáu, khi mà việc di chuyển sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng và làm cho việc đạp xe trở nên nguy hiểm.
Các môn thể thao đối kháng, va chạm hoặc vận động mạnh:
Bóng đá, bóng rổ sẽ khiến mẹ có nguy cơ bị thương cao khi tập luyện hoặc va chạm, té ngã trong quá trình chơi.
Tập thể dục:
Việc tập thể dục cũng khiến mẹ có nguy cơ té ngã ngang với khi chơi các môn thể thao có tính đối kháng cao và tăng nguy cơ chấn thương bụng. Vậy nên hãy thật cẩn thận!
Cưỡi ngựa:
Ngay cả khi mẹ là một tay đua giỏi thì điều này cũng không đáng để mẹ mạo hiểm tính mạng của hai mẹ con. Mẹ nên dừng ngay việc cưỡi ngựa ngay khi biết mình mang thai.
Tắm và tắm hơi trước khi tập thể thao:
Ngâm mình trong bồn tắm nước nóng hay ngồi trong một phòng tắm hơi có thể gây nguy hiểm cho bé, bởi vì nhiệt độ quá cao có thể gây dị tật bẩm sinh ở bé.
Chạy:
Nếu mẹ không phải là một vận động viên chạy bộ trước khi có thai, bây giờ không phải là thời điểm thích hợp để bắt đầu thú tiêu khiển này. Nếu mẹ đã có thói quen chạy từ trước đó, hoạt động này sẽ khá tốt cho mẹ. Từ tháng thứ sáu của thai kỳ, nguy cơ té ngã của mẹ sẽ tăng lên, vì vậy hãy chạy cẩn thận! Mẹ cũng nên chú ý tránh tiếp xúc với khí trời có nhiệt độ quá nóng và uống thật nhiều nước để thay thế cho lượng nước bị mất khi chảy mồ hôi nhé.
Lặn:
Điều này tuyệt đối không nên thực hiện khi mẹ có thai. Khi mẹ trồi lên mặt nước, bọt khí sẽ hình thành trong máu của mẹ và có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và sự phát triển của bé.
Tennis:
Một trò chơi với nhịp độ vừa phải như tennis sẽ rất ổn nếu mẹ chơi trước khi mang thai. Nhưng vào lúc mang thai, mẹ có thể sẽ có vấn đề với việc cân bằng và các hoạt động bất thình lình, vì vậy hãy thật cẩn thận.
Trượt nước:
Nếu có một hoạt động khiến nguy cơ té ngã và chấn thương bụng tăng cao thì đó chính là trượt nước.
Cho dù mẹ đã từng rất thích các hoạt động thể dục thể thao trước khi có thai nhưng nếu mẹ có nguy cơ sinh non hoặc nếu thai chậm tăng trưởng trong tử cung, mẹ nên cắt giảm các hoạt động thể chất kể từ tháng thứ sáu của thai kỳ. Bác sĩ có thể giúp mẹ lên lịch hoặc đưa ra lời khuyên cho thói quen tập thể dục phù hợp với mẹ và thai nhi.
30-10-2024 09:17 am
22-11-2022 02:04 pm
26-10-2020 03:14 pm
15-08-2020 09:50 pm
15-08-2020 09:48 pm
15-08-2020 09:47 pm
15-08-2020 09:45 pm
15-08-2020 09:44 pm